Beautiful Girl

Bạn muốn có người bạn đời như thế này?

Diamond

Bạn muốn có nhiều tiền?

Best Car

Bạn muốn có một chiếc xe đẹp?

Dream House

Bạn muốn có một ngôi nhà như mơ ước?

Happy Family

Một gia đình thật hạnh phúc! Hãy thực hiện ước mơ khi bạn vẫn còn có thể thực hiện!

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Guitar Nguyễn Thế Vinh - Ý chí và đam mê

Nguyễn Thế Vinh - Chơi guitar chỉ với một tay. Tham khảo thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BA%BF_Vinh

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Đoàn kết là sức mạnh

Khi không thể hoàn thành một nhiệm vụ, một mục tiêu, hãy  nghĩ đến sức mạnh từ sự đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Napoleon Hill - người tạo ra những nhà triệu phú.

Napoleon Hill (Sinh ngày 26 tháng 10 năm 1883 - mất ngày 8 tháng 11 năm 1970) là một tác gia người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học" (là khoa học về sự thành công của cá nhân).
Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Suy nghĩ và làm giàu" (Think and Grow Rich) là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.
Trong sự nghiệp của mình, ông cũng từng được trở thành một cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt.
Câu nói nổi tiếng thể hiện tư tưởng của ông là "Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thành".
Napoleon Hill được xem là người có ảnh hưởng rộng rãi nhất, mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực thành công cá nhân.

Cuốn sách kinh điển “Suy nghĩ và làm giàu” của ông đã giúp cho hàng triệu người trên thế giới thành công và nó có một ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của rất nhiều người thành công như W.Clement Stone, Og Mandino.
Thiếu thời
Napoleon Hill sinh năm 1883 ở một căn nhà nhỏ trong vùng rừng núi Virginia, từ nhỏ ông là người mồ côi mẹ. Khi còn trẻ, vì mưu sinh cho cuộc sống cơ cực, vất vả, ông đã phải làm phóng viên cho một tờ báo để có tiền đi học ở trường Đại học tổng hợp Georgetown. Và chính tài làm báo chí đã định hình cho cuộc đời sau này của ông.
Các phóng sự xuất sắc của ông thời đó đã gây chú ý cho Robert L.Taylor, thống đốc bang Tennessy và cũng là chủ bút tạp chí “Bob Taylors Magazine”. Ông ta đặt hàng cho nhà báo trẻ này viết một loạt bài về con đường thành đạt của những người nổi tiếng trong đó có Andrew Carnegie - ông vua ngành thép của Mỹ.
Không gây thất vọng, Hill đã gây ấn tượng sâu sắc cho Carneghi nên ông này đã tạo điều kiện cho Hill nên một sự nghiệp lớn nhưng phải đòi hỏi thời gian khá lâu khi phải phỏng vấn chi tiết 500 người Mỹ thành đạt nhất và đưa ra công thức thành công vạn năng, có thể áp dụng ngay cho những người khả năng kém cỏi nhất. Naplleon Hill đã trao đổi, phỏng vấn, đàm đạo với những người có tiếng như Henry Ford, William Rigle, Clarence Derroy, Luter Berbenk, John Pierpont Morgan và thậm chí là cả tổng thống Mỹ.
Khi thành danh
Năm 1928, đúng hai mươi năm sau buổi nói chuyện nổi tiếng với Carneghi, ông công bố cuốn sách đầu tiên: "Giả thuyết về triết lý thành công cho cá nhân". Trong suốt thời gian thu thập tài liệu này, Hill đã phải kiếm sống bằng nhiều cách khác nhau, kể cả làm nhân viên quảng cáo trong trường Đại học tổng hợp Chicago và xuất bản tạp chí “Quy tắc vàng” hay “ý tưởng vàng”.
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, Hill là chuyên gia về quan hệ xã hội trong bộ máy của tổng thống Wilson. Năm 1933, Jennigs Randolph, thượng nghị sỹ bang Tây Virginia, đã giới thiệu ông với Roosevelt, và ông lại một lần nữa trở thành cố vấn của tổng thống. Sau đó, ông quyết định hệ thống hoá và hoàn thiện đề án hai mươi năm “Suy nghĩ và làm giàu” của mình. Vào năm 1952, sau khi thành lập “Hiệp hội Napoleon Hill”, ông bắt đầu tích cực truyền bá triết lý thành công cá nhân và lãnh đạo “Quỹ Napoleon Hill”- một tổ chức giáo dục-xã hội có mục đích dạy mọi người môn “khoa học thành đạt” này.
Năm 1963, Napoleon Hill đề ra tiến độ và chương trình thành lập Viện hàn lâm thành tựu cá nhân, tổ chức cả việc dạy hàm thụ và đào tạo tại nhà. Ông đã thực hiện điều này vào năm thứ tám mươi của cuộc đời mình.
Tác phẩm nổi bật
Quy luật của thành công - The Law of Success(1928)
The Magic Ladder To Success(1930)
Cách nghĩ để thành công - Think and Grow Rich(1937)
Làm giàu! - Grow Rich!: With Peace of Mind(1967)
Chiến thắng Con quỷ trong bạn - Outwitting the Devil (2011)
Giả thuyết về triết lý thành công cho cá nhân
Bí quyết làm giàu của Napoleon Hill
Những nguyên tắc vàng của Napoleon Hill
Ý tưởng vàng - 5 bí quyết tạo ra của cải
Chìa khóa tư duy tích cực (viết chung với Michael J. Ritt)
Câu nói nổi tiếng
“Điều gì mà tâm trí có thể nhận thức và tin tưởng thì tâm trí có thể hoàn thành”
“Bạn có thể đạt được thành công nhanh nhất, tốt nhất bằng cách hỗ trợ cho người khác thành công”.

Nội dung bài viết được lấy từ Wikipedia, để hiểu rõ hơn về Napoleon Hill, mời các bạn xem tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Napoleon_Hill

Mười ba nguyên tắc Nghĩ giàu – Làm giàu

Bước đầu tiên vươn tới của cải: MONG MUỐN
Chỉ có lòng mong ước tài sản một cách đam mê, chuyển thành sự ám ảnh, chỉ có vạch ra những con đường cụ thể và phương tiện đạt tới, chỉ có kiên trì thực hiện kế hoạch và không chấp nhận thất bại - vào một ngày đẹp trời những điều đó sẽ biến bạn thành người giàu có.
Tiền không suy nghĩ, không chuyển động và lúc nào cũng lặng câm, nhưng nó có một thính giác tuyệt vời: chỉ cần gọi, nó sẽ lập tức hiển hiện trước mắt những người thèm khát nó!
Bước thứ hai vươn tới của cải: NIỀM TIN
Niềm tin có điều khiển bắt mọi ý nghĩ ráo riết rung. Hưng phấn vì sức mạnh tự tin vào bản thân, bạn có thể đạt tới đỉnh cao bất ngờ nhất.
Niềm tin - chất xúc tác của mọi khả năng trí tuệ. Nếu nó được quyện kết với ý nghĩ, thì ngay lập tức tiềm thức sẽ nắm bắt, chuyển thành tương đương tinh thần và truyền cho Trí tuệ siêu nhiên, giống như khi ta cầu nguyện.
Phương pháp duy nhất được biết về việc hoàn thiện niềm tin một cách có ý thức - là liên tục đưa vào tiềm thức như các Cha cố vẫn thường làm.
Cả nghèo đói lẫn giàu sang – đều là con đẻ của niềm tin.
Bước thứ ba vươn tới của cải: TỰ KỶ ÁM THỊ
Hãy bắt tầng sâu của nhận thức làm việc cho bạn - và bạn sẽ đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên. Hãy dùng cảm giác giúp tiềm thức. Sự kết hợp diệu kỳ!
Những lời tầm thường không có cảm giác thì không tác động được đến nhận thức. Bạn sẽ không đạt được kết quả mong muốn chừng nào bạn còn chưa học được cách bước vào tiềm thức của mình (trong ý nghĩ hoặc bằng cách nói), có cảm giác, có niềm tin .
Bước thứ tư vươn tới của cải: KIẾN THỨC ĐẶC BIỆT
Có hai loại kiến thức: kiến thức cơ bản và kiến thức đặc biệt. Những kiến thức cơ bản, tức là kiến thức chung, dù cho có sâu sắc và đa dạng đến đâu đi nữa, cũng sẽ không cần cho bạn trong việc kiếm tiền. Các trường đại học tổng hợp lớn có gần như tất cả các loại kiến thức cơ bản mà nền văn minh nhân loại biết được. Thế mà đa số giáo sư không thuộc số những người giàu nhất trên thế giới. Họ chuyên môn giảng dạy kiến thức, nhưng không ai có thể khẳng định rằng họ chuyên về vấn đề sử dụng kiến thức.
Kiến thức không thể thu hút được tiền bạc chừng nào nó còn chưa được tổ chức một cách thông minh và chưa nhờ một kế hoạch hành động chi tiết để vươn tới mục tiêu nhất định - tích lũy tài sản.
Bước thứ năm vươn tới của cải: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Khả năng của bạn nằm trong óc tưởng tượng - phân xưởng trí tuệ - của bạn. Nó có thể biến năng lượng trí tuệ thành chiến công và của cải.
Trí tưởng tượng - là phân xưởng sản xuất kế hoạch và mong muốn của con người. Xung lượng, niềm đam mê trở nên có hình hài và chuyển động được nhờ chức năng tưởng tượng trong nhận thức của chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng con người có khả năng tạo ra tất cả những gì mình tưởng tượng được.
Bước thứ sáu vươn tới của cải: KẾ HOẠCH HÓA
Hàng triệu người cả đời không thoát ra khỏi nghèo nàn túng thiếu chỉ vì mỗi một nguyên nhân: thiếu một kế hoạch suy nghĩ chín chắn. Những thành tựu của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào sự sâu sắc của kế hoạch đã lập.
Bước thứ bảy vươn tới của cải: QUYẾT ĐỊNH
Bạn sẽ thấy quyết định hiện ra qua ý kiến như thế nào và phải thi hành quyết định đó như thế nào. Bạn sẽ hiểu cần phải thu lợi ích, lợi nhuận như thế nào và vào lúc nào.
Việc càng lớn thì sự thiếu kiên quyết càng trở nên nguy hiểm.
Tiểu sử về những gia tài lớn có rất nhiều điểm giống nhau: các chủ nhân đều ra quyết định rất nhanh, nhưng thay đổi quyết định thì rất chậm và thận trọng. Còn tất cả những người thất bại thì rất giống nhau ở điểm ngược lại: họ quyết định rất chậm, nhưng thay đổi quyết định thì rất nhanh và thường xuyên.
Bước thứ tám vươn tới của cải: SỰ KIÊN ĐỊNH
Sự kiên định - nhân tố chủ yếu trong quá trình biến mong muốn thành tương đương tiền tệ. Có thể cho rằng sức mạnh ý chí chính là cơ sở của sự kiên định.
Phần đông mọi người khi có dấu hiệu bất lợi đầu tiên sẵn sàng từ bỏ ngay mục tiêu và ý định của mình. Và chỉ có rất ít người coi thường mọi khó khăn, chiến đấu đến cùng cho tới khi đạt được mục tiêu của mình mới thôi.
Bước thứ chín vươn tới của cải: TRUNG TÂM NÃO BỘ
Trung tâm não bộ - đó là sự hài hòa phối hợp kiến thức và nỗ lực của hai hoặc nhiều người, thống nhất với nhau bởi cùng một cố gắng vươn tới mục tiêu nhất định
Kiến thức, thu nhận được từ bất kỳ nguồn nào, đều có thể trở thành sức mạnh nếu nó được tổ chức trong kế hoạch hành động và cuối cùng bản thân nó cũng trở thành hành động.
Nếu như kế hoạch to lớn và đòi hỏi phải có những hoạt động toàn diện, bạn sẽ không thể không hợp tác trước khi có những tia lửa đầu tiên của sức mạnh trí tuệ.
Bước thứ mười vươn tới của cải: BÍ MẬT CỦA TÌNH DỤC VÀ THĂNG DỤC
Hãy hướng dục năng của mình vào quá trình sáng tạo và nhờ đó bạn sẽ thịnh vượng. Hãy hiểu phụ nữ có thể giúp nam giới thành công như thế nào. Hãy sử dụng tất cả những cái lợi của chân lý cổ xưa này.
Những người trở thành triệu phú hoặc trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc và công nghiệp, thường đạt tới các đỉnh cao này do ảnh hưởng của tình yêu.
Dục năng - đó là sức mạnh sáng tạo của tất cả những cá nhân thiên tài không loại trừ người nào. Chưa bao giờ có, không có và sẽ không bao giờ có họa sĩ vĩ đại, kiến trúc sư vĩ đại, nhà triệu phú vĩ đại - liệt dương.
Bước thứ mười một vươn tới của cải: TIỀM THỨC
Tiềm thức là một người khổng lồ đang ngủ và đợi cơ hội để giúp bạn trong mọi cố gắng vươn lên của bạn. Nói cho cùng thì chính tiềm thức, mẹ đẻ của tư duy tích cực, sẽ đem lại cho bạn điều bạn mong muốn.
Bước thứ mười hai vươn tới của cải: TRÍ TUỆ
Trong mỗi góc nhận thức đều có thể mở ra cho bạn những khả năng kỳ diệu mới. Hãy sử dụng khả năng suy nghĩ nhanh, rõ ràng và có hiệu quả của mình.
Nhiều người thích giàu sang nhưng không phải ai cũng biết mong muốn đam mê và hành động có suy nghĩ để đạt được nó.
Bước thứ mười ba vươn tới của cải: GIÁC QUAN THỨ SÁU
Bạn mở cánh cửa vào Lâu đài Tài trí. Con đường sáng tạo đầy hoa chào mời bạn đến với giàu sang.
Sự hiểu biết giác quan thứ sáu chỉ đến với ta qua thiền tâm, qua phát triển nhận thức từ bên trong.
Nhờ có giác quan thứ sáu, bạn sẽ được báo trước về những tai họa đang đến gần, cũng như những cơ hội không nên bỏ qua. Giác quan thứ sáu phát triển thì Thần hộ mệnh sẽ luôn ở bên bạn, và lúc nào cũng sẵn sàng mở cho bạn cánh cửa vào Lâu đài Tài trí.

Kết thúc mười ba nguyên tắc Nghĩ giàu – Làm giàu, nguyên tắc thứ mười ba là đỉnh cao của cả mười hai nguyên tắc còn lại. Đây chỉ là nội dung tóm lượt để các bạn dễ hình dung về một quyển sách đã giúp cho hàng triệu người có được sự giàu sang họ mong muốn. Để hiểu rõ hơn về quyển sách, mời bạn tìm đọc nó, sách có bán trong các nhà sách, hoặc bạn có thể download file pdf của sách tại: https://docs.google.com/file/d/0B_SgU2vlAQEieFQ5bDVNZ1dOaW8/edit?usp=sharing.  Chúc các bạn tìm thấy cái mình cần trong quyển sách. Xin được một lần nữa trích dẫn câu nói trong sách: “Mọi điều mong muốn và hình dung được, thì đều đạt được” và “Chúng tôi thuộc về số ít – những người ở trên đỉnh cao của sự thành đạt”.

Tập Nghĩ giàu - Làm giàu

Ø Sáu lời khuyên để biến ý nghĩ thành tiền bạc
Bạn muốn có tiền? Sáu lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn điều khiển ước muốn của mình.
1. Hãy xác định chính xác lượng tiền mà bạn muốn có. Chỉ nói: tôi muốn có nhiều tiền là không đủ. Hãy thật chính xác (đứng trên quan điểm tâm lý rất cần có một con số cụ thể).
2. Hãy trung thực trả lời mình: bạn sẵn sàng trả giá như thế nào cho tài sản mà bạn mong ước? (Cái gì cũng có giá của nó, có phải vậy không?)
3. Hãy định ra thời điểm bạn sẽ có số tiền đó.
4. Hãy lập kế hoạch cụ thể để thực hiện ước muốn của bạn và bắt đầu hành động ngay lập tức, bất kể là bạn đã sẵn sàng thực hiện nó hay chưa.
5. Hãy viết ra tất cả: số lượng tiền, thời hạn phải có,
sẵn sàng hy sinh gì để đổi lấy nó, kế hoạch kiếm tiền.
6. Hàng ngày - buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ - hãy đọc to những ghi chép của mình. Khi đọc, hãy hình dung, cảm thấy và tin rằng số tiền đó đã là của bạn.

Cần phải làm theo cả sáu lời khuyên, đặc biệt là lời khuyên cuối cùng. Đừng phàn nàn rằng không làm sao hình dung được là số tiền đó đã nằm trong túi của mình. Mong muốn được có, nếu đã kịp thấm vào bạn, sẽ là người trợ thủ đắc lực của bạn. Mục tiêu của bạn - muốn có tiền, muốn thật ngoan trường, và sức mạnh tự kỷ sẽ biến điều mong muốn thành điều có thật.

Ø  Năm bước tự khẳng định bản thân

1. Tôi đã hiểu mục đích cuộc đời mình, và tôi có đủ mọi khả năng để đạt được. Vì thế tôi tự đòi hỏi mình tính kiên trì. Tôi tự đòi hỏi mình không ngừng nỗ lực. Không rời chỗ, không khất lần, tôi tự hứa với mình sẽ làm tất cả những gì trong khả năng mình có.
2. Tôi biết rằng ý nghĩ - chủ nhân nhận thức của tôi - sẽ tái tạo mình trong hành vi của tôi. Vì thế mỗi ngày tôi sẽ tập trung ba mươi phút để đào tạo mình thành nhân cách mà tôi vẫn mong muốn trở thành, bằng cách vẽ ra trong óc một hình tượng rõ ràng cụ thể.
3. Từ nguyên tắc tự kỷ ám thị tôi biết rằng bất cứ ước muốn nào, nếu tôi vun đắp nó trong nhận thức của mình với độ kiên trì cần thiết, rốt cuộc cũng sẽ làm nảy sinh những phương tiện thực tế để thực hiện. Vì thế mỗi ngày tôi sẽ dành mười phút để thực hiện nhiệm vụ tự khẳng định mình.
4. Tôi hình dung rõ ràng mục đích chính của đời mình và không bao giờ ngừng cố gắng cho đến khi đạt được sự tự tin vào bản thân.
5. Tôi nhận thức đầy đủ rằng của cải và địa vị trong xã hội không thể bền vững được nếu nó không dựa trên sự thật và bình đẳng. Vì thế lương tâm tôi sẽ không cho phép thực hiện những việc làm ăn không đem lại cái lợi cho tất cả các bên tham gia. Tôi sẽ đạt điều mình muốn nhờ sức mạnh mà tôi sử dụng được khi liên kết với những người khác. Tôi cố thuyết phục họ giúp tôi và thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ lại họ. Tôi nén trong mình sự căm thù, ghen tỵ, ngờ vực, nhẫn tâm, vô liêm sỉ và hoàn thiện tình yêu đối với mọi người, vì tôi biết cách xử sự xấu với những người xung quanh không bao giờ đem lại thành công. Tôi sẽ bắt mọi người phải tin vào tôi vì tôi tin vào bản thân và vào mọi người. Tôi ký tên dưới những lời này, học thuộc lòng và sẽ nhắc đi nhắc lại thành tiếng mỗi ngày vì tôi tuyệt đối tin rằng chúng sẽ tác động đến suy nghĩ và hành vi của tôi, và tôi sẽ may mắn và tự tin vào bản thân.
Nguyên tắc này dựa trên một quy luật của thiên nhiên mà chưa ai giải thích nổi. Ai muốn đặt cho nó tên gọi thế nào thì cũng chẳng quan trọng gì. Quan trọng là quy luật này tác động có lợi và làm vinh quang cho nhân loại, với điều kiện nó được áp dụng một cách xây dựng. Nhưng nếu nó được áp dụng theo kiểu ngược lại, rất dễ phá vỡ tất cả những gì xây dựng trước đây.

Từ đây có thể rút ra một ý nghĩ hữu ích, rằng những người hiện nghèo đói và bất hạnh, đã lâm vào tình cảnh bất lợi này do tự mình có những ý nghĩ và tình cảm tiêu cực, mà tất cả mọi ý nghĩ đều có khả năng vật chất hóa.

Ø  Ba bài tập đơn giản TỰ KỶ ÁM THỊ

1. Hãy tách mình ra ở một nơi yên tĩnh (tốt nhất là trên giường trước lúc đi ngủ), nhắm mắt và đọc thành tiếng bản tuyên bố của bạn về mục đích và dự định. Nếu bạn muốn sau 5 năm tích lũy được 50 ngàn đôla và sau đó bắt đầu buôn bán, bản tuyên bố của bạn sẽ đại khái như sau: Đến mùng 1 tháng 1 năm 20xx . . tôi phải có được 50 ngàn đôla, số tiền này sẽ kiếm được dần trong cả khoảng thời gian nói trên. Khi nhận được đủ số tiền đó, tôi sẽ bắt tay vào buôn bán một cách hiệu quả, đa dạng và có chất lượng nhất (mô tả kỹ xem bạn định buôn bán gì hoặc làm dịch vụ gì). Tôi tin là tôi sẽ có số tiền đó. Niềm tin của tôi mạnh đến mức tôi đang tận mắt nhìn thấy chúng. Tôi cầm chúng trong tay. Chúng đợi tôi, chúng muốn tôi bù đắp lại món quà này bằng công việc của mình trong tương lai. Tôi cần có kế hoạch nhận tiền, và tôi sẽ lập tức làm theo khi nó được hình thành.
2. Hãy lắp đi lắp lại chương trình này vào buổi sáng và buổi chiều, cho đến khi bạn nhìn thấy tận mắt số tiền mà bạn muốn tích lũy.

3. Hãy dán bản tuyên bố của bạn lên chỗ dễ nhìn - để mỗi lần bạn làm bài tập là nó lại đập vào mắt. Hãy nhớ: chính tự kỷ ám thị sẽ giúp bạn điều khiển tiềm thức của mình. Đừng quên rằng tiềm thức chỉ chấp hành những mệnh lệnh từ đáy lòng. Niềm tin là cảm giác mạnh và có hiệu suất nhất.

Ø  Bốn nguyên tắc giúp bạn hình thành đội ngũ những người có đầu óc
1. Trước khi bạn lập liên minh trí tuệ, hãy xác định xem mỗi thành viên nhóm này sẽ có được lợi lộc gì khi tham gia liên minh và bạn có thể cho họ được cái gì. Không ai có thể làm việc với bạn mãi mà không được bù đắp lao động họ đã bỏ ra. Không có một người bình thường nào lại đi mời người khác đến làm việc hoặc mong đợi được mời đi làm việc mà không hy vọng được đền bù thỏa đáng, mặc dầu không phải lúc nào mọi thứ cũng đo được bằng tiền.
2. Hãy thỏa thuận gặp gỡ với các thành viên của trung tâm não bộ ít nhất là mỗi tuần hai lần hoặc nhiều hơn, nếu có thể, cho đến khi các bạn cùng nhau lập được một kế hoạch mà bạn cảm thấy hài lòng nhất.
3. Hãy giữ gìn sự hài hòa trong quan hệ của bạn với tất cả các thành viên thuộc nhóm trí tuệ. Nếu bạn không có khả năng thực hiện chỉ dẫn này, hãy sẵn sàng chờ đón thất bại bất kỳ lúc nào. Trung tâm não bộ không tồn tại được nếu thiếu sự dung hợp của tất cả các thành viên.
4. Hãy luôn nhớ mấy điểm sau đây:
Bạn đang làm một việc có tầm quan trọng rất lớn lao. Muốn cầm chắc thắng lợi, bạn phải có kế hoạch hành động không sai sót.
Nhằm phục vụ mục đích của bạn, bạn phải thu hút được về phía mình kinh nghiệm, học vấn, năng khiếu tự nhiên và óc tưởng tượng của những người khác. Những người thành đạt trong doanh nghiệp đều làm theo phương pháp nói trên.

Không ai một mình có đủ kinh nghiệm, học vấn, năng khiếu, kiến thức cần để thành công! Bạn chọn bất cứ kế hoạch nào thì đó cũng là kết quả của trí tuệ tập thể. Dù cho bạn có tự mình lập cả kế hoạch hoặc một phần nào đó, hãy chú ý để nó được thông qua trí tuệ tập thể.

Ø  Mười một bí quyết lãnh đạo
1. Mạnh dạn và kiên quyết: dựa vào việc biết mình và biết công việc mình đang làm. Không một người thừa hành nào muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của người thủ lĩnh không mạnh dạn và thiếu tự tin. Không một người thừa hành thông minh nào chịu đựng lâu một thủ lĩnh như vậy.
2. Tự kiểm soát. Người không tự kiểm soát được mình thì cũng sẽ không kiểm soát được người khác. Tự kiểm soát sẽ là tấm gương để những người thừa hành noi theo lãnh đạo của mình.
3. Sự công bình. Không có phẩm chất này, người lãnh đạo sẽ không được nhân viên tôn trọng và không có quyền chỉ đạo người khác.
4. Quyết định rõ ràng. Người hay dao động trong mọi quyết định, thiếu tự tin vào bản thân mình - có nghĩa là anh ta không thể lãnh đạo một cách có hiệu quả.
5. Kế hoạch cụ thể. Người lãnh đạo thành công bao giờ cũng có kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Người lãnh đạo hành động được chăng hay chớ mà không có kế hoạch cụ thể và hiện thực, thì trôi xuôi dòng giống như chiếc thuyền mành không buồm, không bánh lái. Sớm hay muộn cũng lao vào đá.
6. Thói quen làm việc ngoài giờ. Một trong những nghĩa vụ mà người lãnh đạo tự nguyện đặt ra cho mình là sẵn sàng làm việc nhiều hơn nhân viên của mình.
7. Sự hấp dẫn của bản thân. Bừa bãi và luộm thuộm không bao giờ dẫn bạn đến với thành công. Phẩm chất thủ lĩnh đòi hỏi phải biết tự trọng. Người thừa hành sẽ hết tôn trọng thủ lĩnh không để ý đến bề ngoài và không chăm chút cho uy tín của mình.
8. Thông cảm và hiểu biết. Người lãnh đạo thành đạt bao giờ cũng thông cảm và bao giờ cũng có thể đi đến sự thống nhất với nhân viên của mình. Hơn thế nữa, anh ta hiểu các vấn đề của họ.
9. Hoàn toàn làm chủ vấn đề và tình hình. Người lãnh đạo thạo công việc như lòng bàn tay của mình.
10. Sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình. Người lãnh đạo thành đạt phải luôn sẵn sàng nhận về mình trách nhiệm đối với sai lầm và khiếm khuyết của cấp dưới. Người hay né tránh và đổ trách nhiệm cho người khác thường không ở lâu tại các chức vụ cao được. Nếu ai đó trong số nhân viên phạm sai lầm và thể hiện sự kém hiểu biết của mình, người lãnh đạo phải cho rằng đó là sai lầm và kém hiểu biết của chính mình.
11. Tinh thần hợp tác. Người lãnh đạo phải hiểu rõ và áp dụng nguyên tắc liên kết và huấn luyện khả năng hợp tác ở nhân viên của mình. Muốn lãnh đạo cần có năng lượng, mà chỉ có hợp tác mới cung cấp cho ta năng lượng. 


Ø  Ba mươi ba nguyên nhân chính dẫn đến thất bại

1. Di truyền yếu. Đây là một khuyết tật rất nhỏ, có thể không cần để ý tới. Nếu từ lúc sinh ra bạn bị ăn bớt một ít trí tuệ, dùng phương pháp sau đây rất dễ dàng khắc phục khó khăn đó. Hãy nhờ vào đội ngũ những người biết tư duy, những người mà chúng ta gọi là Ngài trí tuệ hay là Trung tâm não bộ. Hãy nhớ rằng trong tất cả các bất hạnh thì đây là điểm dễ khắc phục nhất.
2. Thiếu mục đích rõ ràng trong cuộc đời. Nếu con người không có một mục tiêu cụ thể trong cuộc đời hoặc ít nhất là sự cố gắng vươn tới một điều gì đó, thì anh ta không thể có một chút hy vọng thành công nào. Trong số một trăm người được hỏi thì chín mươi tám người không đặt ra cho mình mục tiêu gì. Cũng có thể đây là nguyên nhân chính. Người ta không muốn gì cả, vì thế cho nên chẳng bao giờ nhận được cái gì cả. Hãy ngẫm nghĩ về điều này, và bạn sẽ hiểu ra nhiều.
3. Thiếu tham vọng, thiếu mong muốn vượt lên trên hiện thực. Không nên đặt nhiều hy vọng vào những người lãnh đạm với số phận của chính mình đến mức chẳng muốn làm cho cuộc sống trở nên xứng đáng hơn, vào những người thờ ơ với sự tưởng thưởng.
4. Có lỗ hổng trong trình độ. Trở ngại này cũng tương đối dễ khắc phục. Kinh nghiệm cho thấy người có trình độ cao thường là người tự đào tạo và tự rèn luyện. Không một trường học nào có thể biến bạn thành người có trình độ. Chỉ có người nhận được từ cuộc đời tất cả những gì anh ta muốn mà không cần áp dụng bạo lực đối với những người khác và có quyền hạn ngang bằng với người khác - mới có thể được coi là người có trình độ. Trình độ không chỉ bao gồm kiến thức, mà còn cả kỹ năng vận dụng kiến thức. Người ta đánh giá kiến thức không chỉ bằng bản thân kiến thức, mà bằng cách sử dụng kiến thức.
5. Thiếu sức mạnh ý chí. Tự kỷ luật được thực hiện thông qua tự kiểm soát. Có nghĩa là con người cần kiểm soát tất cả các tính xấu của mình. Trước khi bạn học được cách kiểm soát được tình hình, cần phải biết cách kiểm soát được bản thân. Bạn không chiến thắng được chính mình - thì sẽ bị bản thân mình khuất phục. Khi đứng trước gương, bạn có thể thấy mình đồng thời vừa là người bạn tốt nhất, vừa là kẻ thù đáng sợ nhất của chính mình.
6. Ốm đau bệnh tật. Không có sức khỏe thì đừng hy vọng có được thành công vượt bậc. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tật có thể kiểm soát được. Chủ yếu là:
Ăn uống không đúng;
Không biết cách điều khiển nhận thức, quen nghĩ về điều xấu, tình cảm luôn tiêu cực;
Quá say mê hoạt động tình dục, hoặc ngược lại, yếu kém về sinh lý;
Ít vận động, cơ thể thiếu rèn luyện;
Thiếu không khí trong lành, gây khó thở.
7. Tác động của những người xung quanh, đặc biệt khi còn ấu thơ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn nói: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Đa số những người thiên về hoạt động tội phạm quen với điều này từ nhỏ. Thông thường những quen biết có hại hay diễn ra từ thuở thiếu thời.
8. Lần lữa, hẹn rày hẹn mai. Đây là một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất. Sự lần lữa có ở mỗi người, và nó chỉ đợi dịp để chiếm lĩnh con người, cướp đi cơ hội cuối cùng trong cuộc đời của anh ta. Nhiều người trong số chúng ta tay trắng vẫn hoàn tay trắng cũng chỉ vì suốt đời chờ đợi: sẽ đến lúc ta bắt đầu làm công việc đáng giá. Đừng bao giờ chờ đợi, dịp may có thể không đến. Hãy hành động ngay, sử dụng tất cả các phương tiện mà bạn có trong tay; những khả năng và phương tiện tốt nhất chỉ hé mở cho bạn khi bạn hơi bắt đầu thành đạt.
9. Thiếu quyết tâm đạt mục tiêu. Nhiều người bắt đầu rất hay nhưng không đủ sức đi đến cùng. Hơn nữa, mọi người có xu hướng đánh giá cao những dấu hiệu thất bại đầu tiên. Không gì có thể thay thế nổi quyết tâm. Ai lấy quyết tâm làm phương châm của mình thì sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng thất bại rồi cũng sẽ trở nên mệt mỏi và bỏ đi. Quyết tâm cũng giống như trí tuệ, không thể ra chợ để mua được.
10. Tính xấu. Người có tính xấu, gây cho người khác sự ghê tởm và tránh xa, sẽ không có hy vọng thành công. Thành công chỉ đến với những người có nghị lực, biết hợp tác với người khác. Có ai thích làm việc chung với người khó chịu?
11. Không kiểm soát được ham muốn tình dục. Năng lượng tính dục là một trong những động lực thúc đẩy con người. Vì nó thường điều khiển tình cảm nên phải kiểm soát cẩn thận, chuyển hóa nó thành năng lượng tinh thần và tâm hồn, và giải phóng nó một cách êm thấm nhất.
12. Ham mê đỏ đen quá trớn. Thích phiêu lưu và mạo hiểm đã gây thất bại cho hàng triệu người. Thí dụ điển hình của điều này là số nhà 29 phố Wall-street, nơi bao nhiêu người đang cố kiếm tiền bằng trò chơi cổ phiếu mạo hiểm. Nhiều người trong số họ vỡ nợ hoàn toàn.
13. Thiếu tự tin vào những quyết định của chính mình. Ai quyết định đúng nhưng mau chóng từ bỏ quyết định đó - là người yếu. Ai không đi đến được quyết định gì - thì còn yếu hơn. Thiếu quyết tâm và chần chừ là hai anh em sinh đôi. Nơi nào có chỗ cho một tên thì sẽ có chỗ cho cả tên thứ hai. Hãy tiêu diệt cặp sinh đôi này trước khi chúng kéo bạn tới bãi chiến trường của những kẻ thất bại.
14. Một trong số sáu triệu chứng sợ hãi (đói nghèo, bị phê phán, ốm đau bệnh tật,thất tình, tuổi già, cái chết). Bạn không thể hành động theo phương hướng đã chọn một cách có hiệu quả nếu không biết cách khắc phục hoàn toàn và vô điều kiện những triệu chứng đó.
15. Hôn nhân không hạnh phúc. Đây là nguyên nhân thất bại khá phổ biến. Quan hệ trong hôn nhân là quan hệ gần gũi và chặt chẽ nhất giữa người với người, bởi vì nó liên quan đến những khía cạnh sâu kín nhất của cuộc sống, và vì thế phải hết sức hài hoà. Nếu không, thất bại sẽ đến ngay lập tức.
16. Cẩn thận quá mức. Những người không sử dụng cơ hội của mình thì chỉ được hưởng của thừa. Cẩn thận quá đáng cũng tồi tệ không kém gì thiếu nghiêm khắc. Cần đề phòng cả hai thái cực. Thông thường, cuộc đời vẫn tự cho các cơ hội.
17. Chọn bạn kinh doanh không đạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến nhất. Nếu bạn bán dịch vụ của mình, cần chọn ông chủ tương lai thật cẩn thận. Ông ta, trước hết phải là người thông minh, thứ hai phải là người thành đạt, thì khi đó tấm gương của ông ta mới kích thích được bạn. Bởi vì chúng ta bao giờ cũng cố bắt chước những người có quan hệ chặt chẽ trong công việc chung. Hãy vào làm việc cho những người đáng giá.
18. Định kiến. Định kiến là một trong những hình thức thất bại. Người có định kiến bao giờ cũng mang dấu ấn của sự dốt nát. Người thành đạt tự do trong tư tưởng và không sợ điều gì.
19. Chọn nghề không đạt. Làm việc mà không có sự thích thú thì không thể thành đạt được. Nếu bạn bán dịch vụ của mình, bước đầu tiên trong hành động của bạn là lựa chọn nghề nghiệp, chức vụ. Nói cách khác, lựa chọn công việc mà bạn có thể hiến dâng toàn bộ thân mình.
20. Không đủ nỗ lực. Người mà chỗ nào cũng có mặt thì không ở đâu được lâu. Không tài thánh nào kịp ở tất cả mọi nơi được. Hãy tập trung nỗ lực vào mục tiêu chính được xác định cụ thể.
21. Thói quen hoang phí quá đáng. Sự phung phí chưa bao giờ dẫn ai đến thành đạt, bởi vì nó luôn đi kèm với nỗi sợ hãi nghèo đói. Hãy tự rèn mình tính tiết kiệm: cất đi một phần thu nhập. Tiền gửi ngân hàng - đó là cơ sở để tự tin. Nếu con người không có tiền, anh ta thường xuyên buộc phải chấp nhận cái mà người ta đưa, và chấp nhận mà vẫn phải cám ơn.
22. Thiếu hưng phấn. Hãy thử làm điều gì đó thiếu hào hứng cho chúng tôi xem! Ngoài ra, không gì dễ lây lan bằng hưng phấn cho nên con người có hưng phấn có thể thâm nhập tất cả các nhóm và các tập thể khác nhau.
23. Không dung hợp. Người không chịu nổi những sự vật nào đó, như người ta vẫn thường gọi là loại cố kiết, ít khi lên được cao. Tính thiếu dung hợp của một người có nghĩa là người đó không còn tiếp thu được kiến thức mới nữa. Sự thiếu dung hợp nặng nề nhất liên quan đến các định kiến chính trị, chủng tộc và tôn giáo khác nhau.
24. Thiếu hợp tác. Nhiều người đánh mất vị trí và địa vị của mình cũng chỉ vì không biết hợp tác với những người khác. Nguyên nhân này thường hay đi kèm với những sai lầm khác. Nhà doanh nghiệp và nhà lãnh đạo hiểu biết không bao giờ chấp nhận những nhược điểm này ở nhân viên của mình.
25. Sở hữu tài sản mà bạn không tự kiếm ra được bằng chính mồ hôi nước mắt của mình (đặc biệt đối với những người giàu có do thừa kế). Sở hữu của cải không xứng đáng sẽ từng bước dẫn đến kết cục đáng buồn - chưa từng có thành công, và tức là thành công sẽ không đến! Giàu có bất ngờ còn nguy hiểm hơn nghèo túng.
26. Cố tình không trung thực. Hãy giữ gìn danh dự từ khi còn trẻ! Đánh mất nó rất dễ. Tất nhiên cũng có khi do sức ép của hoàn cảnh hoặc do lo sợ phải chống đỡ với những khoản lỗ khổng lồ, con người không còn cách nào khác, buộc phải khôn lỏi và lo tháo gỡ. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt! Còn những người cố tình đi theo con đường đó thì không còn hy vọng gì. Sớm hay muộn điều bí mật cũng sẽ lộ tẩy và có thể đánh mất uy tín suốt cả cuộc đời, không nói gì đến tự do.
27. Tự phụ và hư danh. Những tính chất này đi từ xa đã rõ như những ngọn đèn hiệu, cảnh báo tất cả mọi người: hãy tránh xa con người này ra! Thành công cũng có thể tạm thời mỉm cười với anh ta, nhưng kiểu gì thì anh ta cũng sẽ chịu thất bại.
28. Tin vào bói toán thay vì suy nghĩ và cân nhắc các sự kiện. Đa số mọi người rất thờ ơ, lười và không thích tìm hiểu các sự kiện thật ra rất đáng suy nghĩ và cân nhắc. Họ nghe theo ý kiến của người khác, ý kiến mà rất nhiều khi chỉ dựa trên giả thuyết hoặc suy luận rất thô thiển và hời hợt.
29. Thiếu tiền. Đây cũng là một nguyên nhân thất bại tương đối phổ biến trong số những người bắt đầu công việc mà thiếu hậu phương và sự ủng hộ, và khi sai lầm không thoát khỏi những phiền toái lớn. Nếu có thể, ngay từ đầu bạn phải có được sự ủng hộ, hoặc phải tích đủ tiền để kịp thời sửa sai và gây danh tiếng tốt trong thế giới doanh nghiệp.
30-33. Những mục này chúng tôi đề nghị bạn tự điền, nếu bạn thấy còn có những nguyên nhân đặc biệt nào ngăn cản bạn trở thành triệu phú.


Ø  Bốn bước rèn luyện tính kiên định

1. Mục tiêu hoặc sự vươn tới rõ ràng dựa trên mong muốn đam mê đạt được kết quả.
2. Kế hoạch mô tả trình tự hành động rõ ràng.
3. Nhận thức độc lập không chịu ảnh hưởng của những tác động có hại kể cả tác động của họ hàng, bạn bè, người quen.
4. Liên minh hợp tác với một hoặc một vài người ủng hộ sự cố gắng vươn tới mục tiêu theo đúng kế hoạch hành động của bạn.
Đây là bốn bước quy định của cải vật chất của bạn.
Đây là bốn bước dẫn đến tự do và độc lập suy nghĩ.
Đây là bốn bước dẫn bạn đến sự giàu sang và rất giàu sang.
Đây là bốn bước dọn đường cho bạn đến với hùng cường, vinh quang và tiếng tăm thế giới.
Đây là bốn bước đảm bảo cơ hội cho bạn.
Đây là bốn bước biến giấc mơ thành thực tế, mơ ước thành hiện thực.
Đây là bốn bước mở đường để chiến thắng những nỗi sợ hãi, thờ ơ và thất vọng.

Ai học được cách thực hiện cả bốn bước này sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. Bạn sẽ tự mình cấp cho mình tấm vé vào cửa tương lai mà bản thân bạn mong muốn.

Sáu triệu chứng của nỗi sợ hãi


Nỗi sợ hãi bị phê phán giết chết sáng kiến, phá vỡ sức mạnh tưởng tượng, hạn chế cá tính, làm con người mất tự tin và gây hại cho anh ta trong nhiều trường hợp khác.
Sợ phê phán – bảy triệu chứng
Rụt rè e ngại - thường thể hiện ở sự lúng túng, bẳn gắt trong khi nói chuyện hoặc khi gặp người lạ, động tác lóng ngóng, mắt không dám nhìn thẳng.
Mất cân bằng - không kìm chế được giọng nói của mình, cáu kỉnh trước mặt người khác, phong thái diện mạo và trí nhớ kém.
Cá tính yếu - thiếu cứng rắn khi quyết định, thiếu sự hấp dẫn và kỹ năng giải thích rõ ràng ngắn gọn; có thói quen hẹn rày hẹn mai; đồng ý ngay với ý kiến của người khác.
Giá trị tầm thường - thích võ mồm; thói quen dùng những từ đao to búa lớn để gây ấn tượng (mà thường là không hiểu ý nghĩa thật sự của những từ này); bắt chước phong cách nói chung, đặc biệt là phong cách ăn mặc và nói năng; thích bịa, chủ yếu là về đề tài thành công của mình. Những người dạng này thường ra vẻ tự tin.
Đua đòi - cố để bằng người, không khỏi dẫn đến việc chi tiêu nhiều hơn thu nhập.
Thiếu sáng kiến - không biết vận dụng mọi khả năng để tự vận động; sợ phát biểu quan điểm và không tin vào những tư tưởng của mình; né tránh trong khi phải trả lời; ngôn ngữ và điệu bộ vụng về; dối trá.
Thiếu tự tôn - cả tâm hồn lẫn thể xác đều lười; quyết định chậm chạp, không biết cách và không muốn tự khẳng định; thích nói xấu sau lưng và nịnh trước mặt; không dám chiếm đấu với những thất bại, dễ dàng từ bỏ sự nghiệp ngay khi mới xuất hiện những dấu hiệu đối lập đầu tiên từ bên ngoài; nghi ngờ vô căn cứ; nói chuyện thiếu lịch thiệp; không muốn công nhận khuyết điểm của mình.
3. Bạn có sợ ốm đau bệnh tật không?

Nhìn chung, con người sợ ốm đau bệnh tật là do những nỗi sợ hãi đã truyền vào nhận thức của anh ta trước đây, và do sợ các hậu quả có thể về kinh tế.
Sợ bệnh tật – bảy triệu chứng
Tự kỷ ám thị - tìm kiếm và đinh ninh rằng mình có những triệu chứng của tất cả các loại bệnh tật trên đời, thưởng thức các loại bệnh tật tự tưởng tượng ra và tin rằng chúng có thật; thích mua đủ các loại thuốc men; thường xuyên bàn tán về chuyện mổ xẻ, tai nạn . . .; tự mình thử nghiệm các chế độ ăn kiêng, tập thể dục, gầy đi không có sự kiểm soát của bác sĩ; sử dụng các loại thuốc men tự chế hoặc của bọn bịp bợm.
Bệnh tưởng - thói quen nói và tập trung vào các loại bệnh tật, gần như hứng thú chờ đợi nó sẽ đến, và rốt cuộc là căng thẳng thần kinh (stress). Bệnh tưởng phát sinh từ những ý nghĩ tồi tệ, và không gì chữa được nó ngoài những ý nghĩ tốt đẹp. Người ta bảo rằng bệnh tưởng làm hại sức khỏe ngang chính bệnh tật thật sự.
Uể oải - Nỗi sợ ốm thường hay ngăn cản người ta tập thể dục, và kết quả là thừa trọng lượng gây ra ngại cử động, chỉ quanh quẩn trong nhà.
Mẫn cảm - Nỗi sợ bệnh tật làm cho cơ thể mất sức kháng cự và tạo mọi điều kiện để ngã bệnh. Sợ bệnh tật có thể gắn chặt với sợ nghèo đói, đặc biệt là đối với những người hay bệnh tưởng vì họ luôn luôn lo lắng về việc mình phải trả tiền chữa bệnh. Mà những người này tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị chờ đón bệnh tật.
Ốm vờ - tính hay gợi sự thông cảm và thương hại của người khác bằng cách sử dụng căn bệnh tự tưởng tượng ra làm mồi nhử; giả vờ ốm để bao biện cho tính lười biếng hoặc thiếu tham vọng của mình.
Sự vô độ - thói quen dùng rượu hoặc ma tuý để thoát khỏi đau đầu, thần kinh . . . thay vì khắc phục nguyên nhân.
Quá lo âu - thích đọc tài liệu y học và các loại sách vở quảng cáo thuốc men, và tự nhiên trở nên lo âu, sợ mắc bệnh.
4. Bạn có sợ bị thất tình không?
Sợ thất tình – ba triệu chứng

Ghen - thói quen nghi ngờ bạn bè gần gũi và người yêu thiếu căn cứ; buộc tội vợ hay chồng thiếu chung thuỷ (tất nhiên là vô cớ); đa nghi, tuyệt đối không tin. 
Tìm lỗi ở người khác - bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, người yêu (là loại số 1) khi có bất cứ nguyên nhân nào hoặc thậm chí không có nguyên nhân cũng vậy.
Phiêu lưu - thiên về những hành động mạo hiểm, ăn cắp, bịp bợm và những trò nguy hiểm khác để kiếm tiền cho người yêu, vì họ tin rằng có thể mua được tình yêu; mắc nợ để mua quà vì muốn thể hiện những mặt tốt của mình; mất ngủ, bẳn gắt, thiếu kiên định, kiềm chế và tự tin; ý chí yếu đuối, tinh thần sút kém.
5. Bạn có sợ tuổi già không?
Thực chất, nỗi sợ hãi này có hai nguồn gốc. Trước hết, từ ý nghĩ rằng tuổi già sẽ kéo theo nghèo đói. Thứ hai, từ những học thuyết hà khắc và dối trá trong quá khứ về vạc dầu địa ngục và những hăm dọa khác nhằm dựa vào sợ hãi để biến con người thành nô lệ.
Sợ tuổi già – bốn triệu chứng
Sớm sa sút - Tức là xu thế xuống dốc ngay từ độ tuổi bốn mươi (thật ra thì đây là độ tuổi chín về trí tuệ), phát triển mặc cảm kém cỏi và quan niệm sai lầm cho rằng cá nhân con người đến tuổi nhất định thì suy thoái.
Hãy tha lỗi cho lão già này . . . Nhiều người ở độ tuổi bốn năm mươi hay vừa nói vừa xin lỗi như vậy. Trong khi phải nói ra những lời cảm tạ vì hạnh phúc được sống ở độ tuổi khôn ngoan và hiểu biết.
Thiếu sáng kiến - Sáng kiến, tưởng tượng, tự tin mất đi ở những người tự cho là mình đã quá già không còn đủ sức thể hiện những phẩm chất đó nữa.
Cưa sừng làm nghé - Bắt chước cách ăn mặc và có những hành vi giống như thanh niên, và tất nhiên là trở nên kệch cỡm trong con mắt những người xung quanh, xa và gần.
6. Bạn có sợ chết không?
Nhiều người sợ cái này nhất. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Nỗi đau buốt bất thình lình xuyên thấu con tim khi nghĩ đến cái chết, thường là do sự cuồng tín về tôn giáo.
Ngày nay, may mắn thay, nỗi sợ hãi này không còn phổ biến như trước đây, khi chưa có các trường đại học và cao học. Khoa học đã chiếu tia sáng sự thật vào nhân loại, và sự thật này nhanh chóng giải phóng mọi người trên trái đất khỏi nỗi sợ chết.
Sợ chết – ba triệu chứng
Suy nghĩ về cái chết - Thói quen này thường gặp ở những người đứng tuổi, nhưng thậm chí nhiều thanh niên cũng hay nghĩ đến hư vô trong khi lẽ ra phải tận hưởng cuộc đời. Không hiếm khi do thiếu mục đích sống hoặc không có khả năng ( hai nguyên nhân này rất hay gắn với nhau) tìm được nghề nghiệp thích hợp. Loại thuốc tốt nhất để chữa sợ chết - đó là mong muốn đam mê đạt được một điều gì đó có ý nghĩa phục vụ mọi người. Con người bận rộn không nghĩ gì tới cái chết.
Liên hệ với sợ nghèo đói - Sợ tình cảnh nghèo đói đang đến gần hoặc đến do cái chết của ai đó.
Liên hệ với bệnh tật hoặc tính thất thường - Bệnh tật có thể dẫn đến trầm uất. Thất tình, cuồng tín, bẩn tính hay mất trí khôn đều có thể trở thành nguyên nhân gây sợ chết.
Do thiếu kiên quyết mà mỗi một nỗi sợ hãi có thể biến thành lo âu. Hãy một lần và vĩnh viễn giải phóng khỏi nỗi sợ chết bằng cách công nhận nó là cái không thể tránh khỏi. Hãy đuổi hẳn ra khỏi đầu nỗi sợ nghèo đói với quyết định thành đạt đến chừng mực có thể và không lo lắng gì. Hãy chặn ngang họng nỗi sợ bị phê phán bằng quyết định không thèm đếm xỉa đến những điều người ta nghĩ và nói về bạn. Hãy loại trừ sợ hãi ra khỏi nhận thức của bạn thông qua cách nhìn nhận mới - coi sợ hãi không phải là một trở ngại, mà là một điểm tựa tốt, đem lại sự khôn ngoan, tự kiềm chế và hiểu biết về cuộc đời mà tuổi trẻ không có được. Hãy thoát khỏi nỗi sợ ốm đau bệnh tật bằng cách quên đi mọi triệu chứng. Hãy điều khiển nỗi lo sợ thất tình bằng cách tự nhủ rằng không có nó bạn vẫn không sao.

Và nói chung - hãy quên hẳn lo âu đi! Hãy quyết định cho tất cả mọi trường hợp: không có gì trong đời xứng đáng với sự lo lắng của bạn. Và bạn sẽ thấy rằng cùng với quyết định này, bạn sẽ có được tính trầm lắng, trí tuệ minh mẫn, suy nghĩ điềm đạm, mà những cái này nhất định sẽ dẫn đến hạnh phúc.